Logistics là gì
Posted By muahang1688 Posted On

Top 5 điều quan trọng về Logistic bạn cần biết

Logistics là khái niệm còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Khi nghe đến khái niệm này, nhiều người không khỏi thắc mắc Logistic là gì. Cùng tìm hiểu một số điều quan trọng về Logistic để xem Logistic là gì nó có những hình thức logistic nào nhé.

Logistics là gì?

Logistics bắt đầu xâm nhập vào Việt Nam từ khá lâu, nhưng với nhiều người nó vẫn còn rất mới mẻ. Thuật ngữ này bắt nguồn từ Hy Lạp, khi vào Việt Nam, nó được hiểu theo nghĩa là hậu cần. Tuy vậy, nghĩa này không thể bao hàm được hết các công việc của Logistics, nên nó được để nguyên tiếng anh, cũng giống như cụm từ “marketing”. 

Logistics là gì

Logistics là gì?

Trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay, Logistics là chuỗi các hoạt động liên quan đến hàng hóa: đóng gói, vận chuyển, lưu kho, bảo quản cho đến khi hàng hóa được giao đến người tiêu dùng. Việc đưa ra các chiến lược Logistics luôn đóng một vai trò quan trọng bởi nó giúp công ty tiết kiệm thời gian, tiền bạc mà vẫn đảm bảo hiệu quả.

Ngoài ra, Logistic còn được định nghĩa là quy trình tích hợp các hoạt động theo dòng chảy thông tin, sản phẩm từ công đoạn quản lý nguyên vật liệu cho đến khi giao đến tận tay người tiêu dùng. Trong lĩnh vực quân sự, Logistics có nghĩa là hậu cần cho mặt trận. Không chỉ có vậy, nó còn có vai trò phá vỡ nguồn cung ứng của đối phương, và là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến. 

Có thể bạn quan tâm: Các cảng biển ở Hàn Quốc vận chuyển hàng hóa về Việt Nam thuận tiện nhất

Phân loại Logistics theo quá trình

mô hình dịch vụ logistic 4PL là gì?

Các quá trình trong logistics

Căn cứ theo quá trình Logistics được phân thành 3 loại, có thể kể đến như:

  • Logistics đầu vào (Inbound Logistics)

Đây là hoạt động tiếp nhận – lưu trữ nguyên vật liệu đầu vào từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp. Các hoạt động cung ứng này cần đảm bảo tính tối ưu về mặt thời gian, giá trị, tiêu chí phục vụ cho toàn bộ quá trình sản xuất

  • Logistic đầu ra (outbound Logistics)

Loại Logistic này bao gồm các hoạt động chủ yếu như hoạt động kho bãi lưu trữ hàng hoá, hoạt động phân phối sản phẩm đến tay thương nhân/ nhà bán lẻ/ khách hàng… Các hoạt động này phải đảm bảo tốt nhất về mặt địa điểm, thời gian để tiết kiệm chi phí, đáp ứng kịp  thời nhu cầu của khách hàng đề ra. 

Không chỉ có vậy, các loại hoạt động này còn giúp người tiêu dùng mua hàng với giá thành rẻ, tăng lợi thế cạnh tranh. Nó cũng phải mang về lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp và khách hàng.

  • Logistic ngược (Reverse Logistic)

Là các hoạt động thu hồi sản phẩm lỗi, phế liệu, phế phẩm… phát sinh trong quá trình phân phối hàng hoá. Sau khi thu hồi, các sản phẩm lỗi sẽ được tái chế hoặc xử lý kịp thời.

Dịch vụ Logistics bao gồm những gì?

Tại Việt Nam, Logistics bao gồm rất nhiều các hoạt động khác nhau. Có thể kể đến một số các hoạt động như:

  • Dịch vụ xếp, bốc dỡ các loại hàng hoá trên Container
  • Dịch vụ kho bãi container nằm trong dịch vụ hỗ trợ vận tải biển
  • Dịch vụ đại ký làm thủ tục hải quan, bao gồm cả dịch vụ thông quan
  • Dịch vụ kho bãi, hỗ trợ mọi hình thức vận chuyển
  • Dịch vụ đại lý vận tải hàng hoá
  • Dịch vụ chuyển phát 
  • Dịch vụ vận tải hàng hoá thuộc dịch vụ vận tải đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa
  • Dịch vụ vận tải đường hàng không
  • Dịch vụ bán buôn, bán lẻ 
  • Dịch vụ vận tải đa phương thức
  • Một số các dịch vụ khác như dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật, dịch vụ kiểm tra vận đơn, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng, dịch vụ nhận và chấp nhận hàng, dịch vụ kiểm định hàng hoá, dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải…

logistics

4 hình thức quản trị của Logistic hiện nay

Có 4 hình thức quản trị Logistic bạn có thể chưa biết, cụ thể:

  •  Logistic bên thứ nhất ( First Party Logistics – 1PL Logistics)

Chủ sở hữu hàng hoá, doanh nghiệp tự tổ chức và thực hiện các hoạt động vận chuyển, lưu trữ nguyên liệu – sản phẩm – hàng hoá từ đầu vào tới đầu ra. Với hình thức này, chủ sở hữu hàng hoá, doanh nghiệp sẽ phải tự đầu tư vào phương tiện, khi bãi, nhân công… để quản lý và vận hành hoạt động.

Hình thức này có thể sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh của phần lớn các doanh nghiệp, bởi lẽ họ không có đủ kỹ năng, kinh nghiệm cũng như chuyên môn để quản lý và vận hành hệ thống.

  • Logistics bên thứ 2 (Second Party Logistics – 2 PL Logistics)

Doanh nghiệp, chủ hàng hoá vừa tự quản lý vừa thuê ngoài 1 dịch vụ vận hành trong chuỗi hoạt động logistics (gồm 2 bên liên quan). Người cung cấp dịch vụ Logistic bên thứ 2 sẽ cung cấp dịch vụ cho các hoạt động đơn lẻ dây chuyền logistics như vận tải, lưu kho bãi, thanh toán, mua bảo hiểm. 

phân biệt mô hình dịch vụ logistics

Phân biệt mô hình dịch vụ logistics

  • Logistic bên thứ 3 (Third Party Logistics – 3 PL Logistics)

Doanh nghiệp thuê đơn vị kinh doanh các dịch vụ Logistics quản lý chuyên biệt và chỉ thực hiện một số các hoạt động trong chuỗi cung ứng hàng hoá.

  • Logistic bên thứ 4 (Fourth party Logistics – 4 PL Logistics)

Doanh nghiệp sản xuất sẽ thuê một doanh nghiệp chuyên dịch vụ Logistics phụ trách vận hành – quản lý toàn bộ hoạt động Logistics.

Vai trò của vận tải trong Logistics

Các nhà vận tải là đối tác của Logistics bởi lẽ người cung ứng dịch vụ Logistic phải lựa chọn phương án vận tải cho từng lô hàng sao cho đáp ứng các yêu cầu của khách hàng với giá cả vừa phải. Chi phí vận tải chiếm phần chính trong chi phí Logistics, bởi vậy mà việc cắt giảm chi phí vận tải có tầm quan trọng trong việc cắt giảm chi phí Logistics.

Vai trò của từng loại hình vận tải trong dây chuyền logistics:

  • Vận tải ô tô

Loại hình vận tải này mang tính triệt để cao, có thể vận chuyển từ cửa tới cửa. Vận tải ô tô có thể giúp giao trả hàng hoá tại các vị trí xa cảng, ga hoặc các địa điểm tập kết hàng. 

Logistics đường bộ

Logistics đường bộ

Vận tải đường bộ linh hoạt, không phụ thuộc vào giờ giấc. Vận tải đường sắt đóng vai trò khá quan trọng trong quá trình lưu thông hàng hoá. Nó có thể vận chuyển được khối lượng hàng hoá lớn với giá thành thấp hơn đường bộ.

  • Vận tải hàng không

Logistics đường hàng không

Logistics vận tải đường hàng không

Vận tải hàng không giúp doanh nghiệp vận chuyển nhanh chóng và đảm bảo chất lượng các loại hàng hoá, đặc biệt là hàng hoá giá trị cao. Hình thức này giúp giảm tải rủi ro khi lưu thông, nâng cao chất lượng chung của Logistic và giảm chi phí tổn thất của hàng hoá trong chuỗi cung ứng.

  • Vận tải biển

Hình thức này có rất nhiều ưu điểm khác nhau như có sức chở lớn, giá thành vận chuyển thấp do trọng tải tàu biển lớn, bởi thế mà đây là loại hình vận tải được nhiều người sử dụng nhất trong các phương thức vận chuyển. 

Logistics đường thủy

Vận tải đường thủy

Vận tải biển phù hợp vận chuyển hàng hoá trong thương mại quốc tế. Đặc biệt, trong vận tải đường biển có sự góp mặt của cảng biển. Năng lực hoạt động của cảng biển là một yếu tố quan trọng quyết định đối với sự phát triển của dịch vụ Logistic, đặc biệt là cảng container hiện nay.

Có thể bạn quan tâm: Order hàng Hàn Quốc TpHCM sau bao lâu có hàng?

Với 5 điều cực kỳ quan trọng về Logistics trên đây, hy vọng các bạn đã có thể hiểu thêm về lĩnh vực này. Hãy tự tìm cho mình hình thức Logistics hợp lý để doanh nghiệp của bạn có thể phát triển nhanh và mạnh nhất.

Comments (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0898169666